Tin chính

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh: Học Bác để xây dựng quê hương giàu đẹp

(ĐCSVN) - Xác định học và làm theo Bác phải bằng việc làm cụ thể, bên cạnh tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, Thái Bình đã lồng ghép thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị với các phong trào thi đua yêu nước, từ đó tạo sức lan tỏa lớn trong đông đảo quần chúng nhân dân.

Tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung, trong đó phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình là nét đặc sắc về phong cách tư duy của Người. Phong cách tư duy đặc sắc này có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với các cấp lãnh đạo và đối với mỗi cá nhân chúng ta trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hôm nay.

Xây dựng Chính phủ liêm chính theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, trong đạo đức, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Nếu như cần và kiệm là phẩm chất cần có trong đời sống, công tác của mọi người lao động thì liêm và chính là những phẩm chất nhất thiết phải có của người cán bộ khi thi hành công vụ, trong đó, liêm là phẩm chất đầu tiên. Người khẳng định:“Những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”(1). Phải đặt liêm lên hàng đầu mới kiến tạo được một chính phủ liêm chính. Bởi “thượng bất chính, hạ tắc loạn” - người đứng đầu không chính thì dưới sẽ “quân hồi vô phèng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng về nói đi đôi với làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng “nói đi đôi với làm”, cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo. Ở Hồ Chí Minh lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Hồ Chí Minh, là sự thể hiện tấm gương thực hành đạo đức cách mạng của bản thân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị

Giáo dục là một hoạt động hết sức quan trọng của con người, qua đó những kinh nghiệm, tri thức nhân loại tích lũy trong thực tiễn cuộc sống được trao truyền, giúp nhân loại không ngừng bổ sung, phát triển tri thức mới. Nhờ giáo dục và thông qua giáo dục, con người ngày càng phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách. Bao trùm lên tất cả là giáo dục giúp tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển trong tương lai.